Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành khi đi du học

0
1742

Mỗi trường Đại học sẽ có những cách tiếp cận khác nhau đối với mỗi ngành học, chính vì thế, bạn cần nhìn nhận kĩ lưỡng về ngành học ưa thích của bản thân cũng như chất lượng đào tạo ngành học này của trường Đại học đang ở trong “tầm ngắm” rồi hẵng quyết định. Dưới đây là một số yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn ngành của bạn.

Có thực sự cần thiết học Đại học?

Đầu tiên, bạn cần xác định rõ ràng rằng Đại học không phải là một sự bắt buộc. Không phải vì tất cả bạn bè đều vào Đại học hay vì bố mẹ bạn muốn “nở mày nở mặt” mà bạn buộc lòng phải chọn con đường này. Nếu cảm thấy bản thân mình không phù hợp với môi trường Đại học, tốt nhất là bạn hãy đi theo những hướng khác.

Nếu bạn muốn theo đuổi một cái nghề nào đó hay những kiến thức nằm ngoài khuôn khổ của trường Đại học (ví dụ như học làm bartender, học make-up…) thì tham gia những khóa học nghề hay học việc là lựa chọn phù hợp hơn.

Có sở thích & đam mê

Nếu không thích những bộ môn thuộc chuyên ngành nào đó, liệu bạn có thể “trụ vững” được trong thời gian ba bốn năm? Đam mê và động lực học hành cũng sẽ phần nào quyết định sự thành công trong việc học của bạn đó.

Đôi khi cũng có những người chọn học những ngành có vẻ như chẳng liên quan với hướng đi của nghề nghiệp, chẳng hạn như có người chọn học Luật để học được kĩ năng tư duy logic, khả năng đánh giá vấn đề một cách sâu sắc…

Có năng lực thực sự

Tất nhiên là nếu chỉ có đam mê mà không có năng lực thì bạn cũng sẽ khó mà học tốt được. Chẳng hạn, những người quá tệ môn Toán tất nhiên sẽ khó có thể thành công trong lĩnh vực Kinh tế.

Trong thời hiện tại, bất kể ngành học nào cũng yêu cầu bạn phải có khả năng Tiếng Anh và Toán ở trình độ Trung học phổ thông hoặc tương đương. Mỗi ngành sẽ có những yêu cầu khác nhau về bộ môn liên quan khác. Chẳng hạn như nếu muốn vào học ngành Y, bạn phải có điểm cao môn Hóa, Sinh; muốn vào học Kỹ sư phải giỏi Toán, Lý.

Ngoài ra, nếu bạn có thành tích tốt trong các môn tin học, ngoại ngữ và hoạt động ngoại khóa bạn cũng có thể ghi điểm trong mắt ban tuyển sinh.

Chọn ngành liên quan tới nghề nghiệp mơ ước

Có thể bạn đã biết công việc mình yêu thích trong khi còn đang phân vân về ngành học. Cách tốt nhất là đọc các thông tin về nội dung khóa học (môn học, xu hướng ngành nghề của sinh viên sau khi ra trường, các bảng xếp hạng…) và tìm hiểu hướng đi của những người đi trước để có sự lựa chọn cho riêng mình.

Có nhiều ngành học nhất thiết bạn phải học đúng chuyên ngành mới “hành nghề” được, chẳng hạn như Sư phạm hay Y khoa.

Nhưng ngược lại, nếu nghề nghiệp mơ ước của bạn còn quá mơ hồ thì bạn có thể học những ngành có tính khái quát, như Lịch sử, Sinh học, Địa lý hay Tâm Lý. Biết đâu trong quá trình theo học, bạn sẽ tìm ra được những công việc chuyên sâu cho mình (chẳng hạn như làm chuyên gia tâm lý cho các vấn đề về bạo hành gia đình, nhà khảo cổ học chuyên về một thời kỳ nào đó…)

Xem thêm:

Nguồn: https://duhocdailoan.biz/

PHẢN HỒI CỦA BẠN

Bạn chưa viết bình luận!
Bạn vui lòng điền đầy đủ họ và tên

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.