Dòng chảy kim tiền sâu trong mạch đất quốc đảo Đài Loan

0
2019

Hàng năm, Vinahure tuyển sinh hàng trăm học viên đến học tập tại Đài Loan. Vì sao điểm đến này lại có sức hút đến thế? Có lẽ một phần là vì nền giáo dục toàn diện với cơ sở vật chất khang trang, ngoài ra nền kinh tế hùng cường đáng ngưỡng mộ của đất nước này đã nổi tiếng trên toàn thế giới.

Không khoe hàng hiệu hay đi máy bay hạng thương gia, giới siêu giàu Đài Loan kín tiếng tận hưởng cuộc sống và giữ tài sản ở nước ngoài.

Quảng bá cho bức họa Mark Rothko 50 triệu USD sắp đấu giá tại New York, Sotheby, một hãng bán đấu giá nổi tiếng, và là hãng lâu đời thứ ba trong lĩnh vực này, mang nó đến châu Á để thu hút sự chú ý của giới giàu có. Ngoài trụ sở chính khu vực đặt tại Hong Kong, tác phẩm chỉ được mang đi triển lãm duy nhất một nơi khác. Đó không phải Thượng Hải, Tokyo hay Singapore mà là Đài Bắc (Đài Loan).Hình ảnh có liên quan

“Chúng tôi mang nó đến nơi nào có người mua. Thị trường Đài Loan cực kỳ quan trọng với chúng tôi”, Patti Wong – Chủ tịch Sotheby tại châu Á tuyên bố.

Trung Quốc là nơi tạo ra người giàu nhanh nhất thế giới nhưng Đài Loan đã xây dựng sự giàu có từ những năm 1950. Theo báo cáo năm 2019 của Knight Frank, Đài Bắc xếp thứ 8 toàn cầu trong danh sách những thành phố có nhiều người siêu giàu nhất thế giới. Nơi đây có 1.519 người có tài sản từ 30 triệu USD đang sinh sống. Công ty dự đoán con số sẽ tăng lên 1.864 người vào năm 2023.

Của cải được tạo ra trên hòn đảo 23,6 triệu người này từ những năm 1970, khi hàng trăm công ty nhỏ sản xuất mọi thứ, từ tivi đến búp bê Barbie, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho Đài Loan. Đến những năm 1980, nơi đây chuyển lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị với công nghiệp linh kiện điện tử và hàng hóa, dẫn đầu bởi các công ty máy tính và chip như Acer, Taiwan Semiconductor Manufacturing.

Tiền chảy về Đài Loan tạo ra một số biểu tượng giàu có đáng kinh ngạc. Khi tòa tháp Đài Bắc 101 khai trương năm 2004, đây là tòa nhà cao nhất thế giới. Chỉ đến năm 2010, nó mới bị vượt mặt bởi tòa Burj Khalifa tại Dubai. Bên trong Đài Bắc 101 là cửa hàng Christian Dior lớn nhất thế giới.

Một lượng lớn tiền của doanh nhân Đài Loan được họ để ở lại nước ngoài. Theo báo cáo của Tập đoàn UBS AG, người Đài Loan nắm giữ 500 tỷ USD ở nước ngoài, đứng thứ ba sau Trung Quốc (1.400 tỷ USD) và Mỹ (700 tỷ USD).

 

Giới siêu giàu Đài Loan thích bất động sản.

Theo Knight Frank, họ sở hữu trung bình 5,4 căn nhà, trong khi người siêu giàu Hong Kong chỉ trung bình sỡ hữu tầm 4 căn và ở Trung Đông là 4,6 căn. Tại trung tâm Đài Bắc, tháp chung cư xoắn ốc của kiến trúc sư người Bỉ – Vincent Callebaut rao bán các căn hộ với giá 32 triệu USD, thuộc hàng đắt đỏ nhất khu vực.

Phần lớn của cải trên đảo thuộc về những nhà sáng lập doanh nghiệp không bao giờ muốn niêm yết công ty họ lên sàn chứng khoán.”Hơn 90% khách hàng của chúng tôi là doanh nhân các công ty chưa niêm yết”, Dennis Chen, người đứng đầu bộ phận quản lý tài sản tại UBS Đài Loan nói.

Không giống như những gì được tô vẽ trong bộ phim “Crazy Rich Asians”, hầu hết gia đình giàu có ở Đài Loan đều tránh xa sự khoa trương. “Chúng tôi không khoe mẽ. Người Đài Loan đã học được tầm quan trọng của sự khiêm tốn từ người Nhật và coi trọng đức tính khiêm tốn truyền thống của người Trung Quốc”, Tsai – một người yêu nghệ thuật, đồng đứng đầu Fubon Financial Holding Co. nói. Dennis Chen cũng đồng ý rằng hầu hết khách hàng của anh không bao giờ bay hạng thương gia.

Annie Leung – Chủ tịch của Bellavita, một trung tâm thương mại hạng sang ở trung tâm Đài Bắc, cho biết họ có những khu vực VIP riêng biệt để người siêu giàu thử quần áo và trang sức đắt tiền mà không cần vào cửa hàng. Hermes thậm chí còn cung cấp vỏ bọc túi màu nâu cho những vị khách không muốn túi xách của họ xuất hiện trước nhiều người.

“Họ không muốn xách một chiếc túi màu cam nhìn rõ trên đường phố. Người tiêu dùng cao cấp thích tiêu tiền của họ, nhưng họ không muốn được nhìn thấy”, ông Leung, cha của nhà đồng sáng lập của Quanta Computer – C.C. Leung, bình luận.

 

Các nhà làm luật ở Đài Loan vừa thông qua luật thuế “hàng xa xỉ” hồi giữa tháng 4.

Trong đó, bất đông sản nằm trong danh mục này như một nỗ lực giảm bớt những giao dịch đầu cơ bất động sản.

Cho dù những người thu nhập thấp và trung bình có lý do để hoan nghênh thuế mới, biện pháp này dự kiến sẽ gây ra một số tổn thất phụ.

Theo luật mới, thuế suất sẽ là 15% đối với những bất động sản được bán lại trong vòng một năm sau khi mua và 10% nếu bán lại trong vòng hai năm. Xe hơi, du thuyền, máy bay, kể cả máy bay hạng nhẹ và trực thăng, có giá trị trên 103.300 USD sẽ chịu thuế suất 10%.

Đây cũng là mức thuế đánh vào những sản phẩm từ đồi mồi, mai rùa, san hô, ngà voi, lông thú và sản phẩm có liên quan, hay đồ đạc và những vật dụng liên quan có giá trị vượt quá 17.200 USD.

Hạ nhiệt thị trường bất động sản

Với tổng thu nhập trung bình hàng năm như hiện nay, một đôi vợ chồng trẻ phải làm việc đến 22,4 năm mới tiết kiệm đủ mua một căn hộ chung cư khiêm tốn ở Đài Loan. Giá nhà tăng vọt do một dòng vốn chảy vào các thị trường Đài Loan nói chung và do những doanh nhân Trung Quốc năng động trở lại Đài Loan đầu tư nói riêng. Cả hai hiện tượng có liên quan đến chính sách tiền tệ nới lỏng của các nước phát triển khiến Đài tệ tăng giá, lãi suất thấp và mức thuế đất cao nhất giảm từ 50% cách đây ba năm xuống 10%.

Chính quyền Đài Loan buộc phải can thiệp bằng dự luật thuế mới, nhất là khi cuộc bầu cử các cấp năm 2011 và 2012 đến gần. Cơ quan tài chính của Đài Loan ước tính những thay đổi về thuế sẽ đóng góp cho ngân sách thêm 500 triệu USD.

Ngay cả thông tin về thay đổi thuế suất cũng có tác động trước khi dự luật được phê duyệt, thể hiện ở số lượng giao dịch thị trường nhà đất lao xuống gấp đôi. Thành phố Đài Bắc mới, bao gồm các thành phố vệ tinh và những khu ngoại ô quanh Đài Bắc, giảm giá đến 30%. Tháng rồi, giá nhà trong những khu vực khác nhau ở Đài Loan giảm từ 3% đến 6%. Những người mua tiềm năng chờ giá nhà giảm nhiều hơn nữa, có lẽ khoảng từ 5% đến 10% ở Đài Bắc và đến 20% ở thành phố Đài Bắc Mới.

Do người sở hữu vội vã bán nhà thứ hai trước khi dự luật được thông qua, con số nhà sẵn có để cho thuê giảm đi, đẩy giá cho thuê ở Đài Bắc tăng 9,3% chỉ trong tháng 3.

 

Một biện pháp chưa đủ

Theo giáo sư Chang Chin-Oh, thuộc khoa kinh tế đất đai, đại học Chengchi Đài Bắc, thuế suất cao rõ ràng sẽ có hiệu quả, bởi vì cho đến nay, chính những nhà đầu tư ngắn hạn làm giá nhà ở miền bắc Đài Loan vượt xa giới hạn hợp lý. Tuy nhiên, chỉ có một biện pháp thì sẽ không đủ để hạ nhiệt thị trường”.

Giáo sự Chen Ying-chien tại viện Luật và chính phủ phân tích, cách đánh thuế mới xuất phát từ nhận định của chính phủ là đa số dân chúng xem mình là nạn nhân của tình trạng giá nhà đất tăng vọt.

Phát biểu của Chen hàm ý tình hình này diễn ra chủ yếu ở miền trung và nam lãnh thổ Đài Loan, những khu vực bao gồm các đơn vị bầu cử mà đảng KMT cầm quyền đang thua sút đảng đối lập DPP (Dân chủ cấp tiến).

Giáo sư này nói: “Chính người giàu ở Đài Bắc hưởng lợi từ giá nhà cao. Dòng vốn đang đổ vào miền bắc Đài Loan, bởi vì nền kinh tế Đài Bắc liên hệ chặt chẽ với kinh tế Trung Quốc và thế giới. Dòng tiền này sau đó đi vào thị trường chứng khoán, và khi tạo ra lợi nhuận, nhà đầu tư mua bất động sản ở Đài Bắc. Kết quả là góp phần đẩy giá nhà đất lên trong những khu vực khác”. Theo Chang Chin-Oh, giá nhà giảm từ 30 – 40% là hợp lý, tuỳ theo vị trí.

Đài Loan, với nền kinh tế bậc nhất châu Á và nền văn minh văn hóa lâu đời, là đích đến đáng cân nhắc để các quý phụ huynh gửi gắm con em mình vì một tương lai tươi sáng!

Tham Khảo: Đông Hải- Đại học tư thục lâu đời nhất Đài Loan

PHẢN HỒI CỦA BẠN

Bạn chưa viết bình luận!
Bạn vui lòng điền đầy đủ họ và tên

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.